Các loại Trà Ô long (trà Oolong hoặc Trà Olong)

Các loại Trà Ô long (trà Oolong hoặc Trà Olong) rất phong phú thông thường phân loại vào trong hai nhóm trà bán lên men (trà xanh) và trà lên men hoàn toàn (Hồng Trà Ô long). Ngoài ra nguồn gốc, hương vị và đặc tính của từng loại phù hợp với người dùng thưởng trà khác nhau.

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ thêm về các loại Trà Ô long (trà Oolong hoặc Trà Olong), các bài viết này giới thiệu về từng loại Trà Ô long chính cũng như các sản phẩm cuối cùng đang có tại Việt Nam

Trà Ô long thuần chủng/Trà Ô long thuần đặc biệt

Trà Ô long xanh

  • Loại Ô long thuần chủng, chưa lai tạo.
  • Olong thuần được ví như nàng công chúa không ưa nắng cũng chẳng chịu mưa nên rất khó chăm sóc cho sản lượng không được cao vì thế trà Ô long thuần có giá trị rất cao. Với quy trình chăm sóc và chế biến nghiêm ngặt tạo nên trà Olong có lá dày và chồi mềm.
  • Đặc biệt trong quá trình chăm sóc bằng cách phun trực tiếp đậu nành lên men lên búp trà tạo được chất lương tốt hơn cho cây trà,
  • Trà Olong được vo thành viên tròn nhỏ màu xanh đen, mùi hương dịu nhẹ tự nhiên,vị hậu ngọt, đặc biệt pha được nhiều lần nước (8-10 lần).
  • Các sản phẩm từ Ô long thuần:

Trà Olong Kim Tuyên là Olong Sữa

  • Olong Kim Tuyên được chăm sóc bằng công nghệ vi sinh lên men từ đậu nành, cám gạo và mật đường, vi sinh được tưới trực tiếp lên lá trà còn bã đậu nành dùng để bón dưới gốc để cố định lượng đạm cho cây. Trong quá trình cây trao đổi chất sẽ hấp thụ hết tất cả các dưỡng chất từ vi sinh đậu nành.
  • Olong sữa đặc biệt là loại Olong sữa được chăm sóc đặc biệt hơn, chia theo 3 giai đoạn
    • Giai đoạn 1: bón khi cây cho ra những búp trà non
    • Giai đoạn 2: bón lúc cây chuẩn bị thu hoạch
    • Giai đoạn 3: sau thu hoạch

    Chăm sóc liên tục theo vòng tuần hoàn nên hương sữa trong trà là hoàn toàn tự nhiên không ướp hương.

    Trong quá trình chế biến trà Olong Sữa được vo viên tròn to màu xanh đen và công đoạn sấy thành phẩm cân chỉnh nhiệt độ thích hợp để đánh thức mùi hương đặc trưng béo như mùi sữa, hậu vị ngọt rất tinh tế. Sản phẩm đặc trưng của Long Đỉnh, không ướp hương, rất tốt cho sức khỏe.

Trà Ô long Tứ Quý

    • Giống chè xuất phát từ Đài Loan trà Tứ Quý có lá thon nhỏ, màu xanh đậm, răng cưa đều. Lá có 26-38 đôi răng cưa, có 6 đôi gân lá, búp nhỏ màu phớt tím. Năng suất từ 9-10 tấn/ha/năm. Đây cũng là giống chè nguyên liệu để chế biến trà Oolong, chè xanh đặc sản Đài Loan. Long Đỉnh đang trồng chế biến và xuất khấu trà Tứ Quý.
    • Trà Tứ Quý có mùi vị đặc trưng của hoa Mộc Lan và thoảng nhẹ hương mật ong. Màu nước khi pha có độ sóng sánh vàng, vị chát nhẹ không gắt nơi đầu lưỡi, hậu vị ngọt rất lâu.

Trà Olong Kim Tuyên

Hồng trà Ô long

  • Khác với những dòng trà đen của Việt Nam hoặc Phương Tây, trà Đen Olong được chế biến từ nguyên liệu trà Ô long thuần chủng. Qua quy trình chế biến, tạo sợi và lên men 100% để lấy đi chất diệp lục trong trà đồng thời làm giảm độ ẩm của trà đến mức tối đa đánh thức vị ngọt và mùi hương trái cây kết hợp với mùi hương mật ong.
  • Sản phẩm trà Đen Ô long sản lượng rất ít, tiêu tốn nhiều công sức chế biến.
  • Đặc điểm của trà đen là cánh trà xoăn chắc, đều, có màu nâu sẫm, tuyết trắng ngà, hương thơm có mùi táo chín, mật ong, có hậu ngọt đậm.
  • Màu nước hồng đỏ viền vàng, vị chát dịu, hương thơm đậm đà, quyến rũ.
  • Các sản phẩm từ Hồng trà Ô long

Trà Olong Thiết Quan Âm

  • Vào đời vua Càn Long nhà Thanh, có một người trồng trà tên là Ngụy Âm, rất sùng kính Quán Thế Âm Bồ Tát. Một đêm ông nằm mơ thấy Quán Thế Âm dẫn lên một khe núi chỉ cho một cây trà. Ngụy Âm mang cả cây về trồng trong vườn nhà, vài năm sau cây tươi tốt ông thu hái và chế ra một thứ trà ngon tuyệt vời, lá trà sinh ra có mùi thơm nức mũi, xa gần đều ngửi thấy, khi đóng bánh cứng nặng và có màu đen như sắt, sợi trà cong xoắn, hương vị thơm ngon hơn hẳn các thứ trà khác ở địa phương.
  • Ông đặt tên là trà Thiết Quan Âm và từ đó trở thành một danh trà khét tiếng trên thế giới.
  • Trà Thiết Quan Âm độ oxy hóa thấp hơn tầm 10 – 15%, khi pha màu nước vàng kim rất trong. Tỏa ra mùi thơm như hoa lan, còn có cả mùi hạt dẻ nhè nhẹ. Thiết Quan Âm có hơn 30 loại khoáng chất, trong đó có Kali, Flo, đặc biệt nguyên tố Selen. Những khoáng chất này có thể thúc đẩy việc sản sinh kháng thể và miễn dịch, tăng cường khả năng ngừa bệnh của cơ thể rất có ích cho việc dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe khiến cho tâm trạng vui tươi sảng khoái.

Cách pha trà sữa ô long truyền thống thơm ngon, dễ làm tại nhà

Trà sữa ô long truyền thống đã không còn là cái tên quá xa lạ với các bạn trẻ Việt Nam. Cùng BOBATEA vào bếp thực hiện ngay thức uống tuyệt vời này nhé.

Xem nhanh
  • 1. Nguyên liệu làm món trà sữa ô long truyền thống
  • 2. Cách làm món trà sữa ô long truyền thống
    • Bước 1 Ủ trà
    • Bước 2 Luộc trân châu đen
    • Bước 3 Pha trà sữa
  • 3. Thành phẩm
Trà sữa ô long truyền thống

Chuẩn bị
15 phútChế biến
10 phútDành cho
1 người

Du nhập từ Đài Loan, trà sữa ô long, với hương vị đặc biệt của mình, luôn nằm trong danh sách những thức uống bán chạy nhất tại những hàng quán trà sữa nổi tiếng.
Với những nguyên liệu phổ biến dễ tìm, bạn cũng có thể pha một ly trà sữa ô long truyền thống chuẩn vị ngay tại nhà đấy.

1Nguyên liệu làm món trà sữa ô long truyền thống

  • 1 túi trà ô long túi lọc hoặc 5g trà ô long lá
  • 20g sữa đặc
  • 10g đường cát vàng
  • 30g bột kem béo
  • Topping: Trân châu đen
  • Dụng cụ: Rây, ly thuỷ tinh, ống hút, …
Mẹo hay

Bạn có thể tìm mua bột kem béo và trân châu đen làm sẵn tại các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng làm trân châu tại nhà đấy.
Bạn có thể dùng thêm các loại topping khác tùy sở thích như: Trân châu trắng, pudding, thạch các loại, …

Về trà ô long, chúng thường có dạng cánh rời (viên tròn) hoặc giữ nguyên hình dạng trong của lá trà ở dạng túi lọc, không cắt vụn lá như ở trà đen hay trà xanh. Bạn nên chú ý chọn mức độ lên men phù hợp, dao động từ 8% đến 85% (từ thanh nhẹ đến nồng nàn) . Ví dụ như với mức độ lên men khoảng 30%, trà ô long, trà ô long sẽ có vị ngọt thanh, ngọt hậu, màu hơi vàng.

2Cách làm món trà sữa ô long truyền thống

Bước 1Ủ trà

Đối trà ô long khô, bạnủ 5g trà với 150ml nước nóng (khoảng 90 độ C) trong vòng 10 phút. Khi là trà đã nở hết, nước trà đã lên màu vàng đậm thì lọc lá trà qua rây để lấy phần nước.
Đối với trà túi lọc, bạn để túi vào ly thuỷ tinh rồi đổ 1 ít nước nóng vào, ủ trà trong khoảng 3 phút.
Mẹo hay

Bạn không nên ủ trà với nước sôi 100 độ C vì có thể làm mất đi hương vị và biến đổi các dưỡng chất trong trà. Thay vào đó, sau khi nước sôi, bạn nên để nguội nước trong khoảng 10 phút rồi mới pha trà.
Ủ trà ô long túi lọcỦ trà ô long túi lọc

Bước 2Luộc trân châu đen

Bạn đun sôi một nồi nước rồi cho lượng trân châu vừa đủ ăn vào. Bạnluộc đến khi trân châu nổi lên mặt nước rồi chìm xuốnglạithì tắt bếp.
Bạn chuẩn bị 1 tô nước lạnh,bỏ trân châu đen đã luộc vào làm lạnh rồi vớt để ráo nước. Bạn chothêm 1 ít đường cát vàng vào trộn đều lên.
Luộc trân châu đenLuộc trân châu đen

Bước 3Pha trà sữa

Để pha trà sữa, bạnđổ phần trà đã ủ vào 1 cốc lớn, cho vào thêm 20g sữa đặc, 10g đường cát vàng và 30g bột kem béo. Bạn khuấy đều đến khi các nguyên liệu hoà quyện vào nhau.
Bạn cho trân châu đen và các topping khác tuỳ ý thích vào ly, bỏ đầy đá rồi đổ phần trà sữa đã pha vào là hoàn thành rồi đấy.
Tham khảo thêm:Cách làm trà sữa truyền thống thơm ngon như ngoài quán
Pha trà sữa ô long rồi cho ra ly cùng với topping và nước đáPha trà sữa ô long rồi cho ra ly cùng với topping và nước đá

3. Thành phẩm

Món trà sữa ô long truyền thống đã hoàn thànhMón trà sữa ô long truyền thống đã hoàn thành
Trà sữa ô long truyền thống có màu trắng vàng với hương vị đậm đà, hòa quyện giữa sự thanh mát của trà, sự ngậy béo của sữa và sự dai dai vui miệng của trân châu.
Bên cạnh vị ô long, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách làm trà sữa đơn giản tại nhà với nhiều hương vị khác để không bị ngán nha.
Bạn còn chần chừ gì mà không vào bếp để làm ngay 1 ly trà sữa ô long truyền thống thơm ngon để giải toả cơn thèm trà sữa mùa dịch này nào!

Nguồn gốc Trà Oolong

Nguồn gốc Trà Oolong

Nguồn trà BoBaTea nhập thuộc loại hảo hàng của trà Oolong, từ langbiang Đà Lạt.

Trà Oolong (Tiếng anh gọi là Black Dragon Brown Tea) : Trà Oolong đã xuất hiện cách đây khoảng 400 năm trước . Loại trà này chỉ được ủ khoảng từ 20-60% oxidation, trước kia vốn chỉ sản xuất ở Trung Quốc tại ba tỉnh Phúc Kiến, Đài Loan, Quảng Đông. Phân thành 4 loại : Trà núi đá Vũ Di (Bắc Phúc Kiến), Trà Thiết Quan Âm An Khê (Nam Phúc Kiến), Trà Oolong Đài Loan và Pao Chủng. Sau năm 1986, vào thời kỳ kinh tế mở của ở Việt Nam, nhiều công ty trà Đài Loan như Kinh Lộ, Vĩnh Húc, Hai Yin… đã vào miền nam và miền bắc để sản xuất trà Oolong tại Lâm Đồng.

Trà Oolong có hương mùi rất thơm và bền, vị nồng hậu, nước xanh hoặc xanh vàng, bã xanh. Có thể nói Lâm Đồng là vung đất phù hợp nhất với giống trà Oolong này, bởi khí hậu tự nhiên và thổ nhưỡng ở đây có thể cho ra những sản phẩm Oolong hảo hạng không thua kém gì trà Oolong được trồng trên các vùng núi cao của Đài Loan, Trung Quốc.

Nguồn gốc của cái tênTrà Oolongbắt nguồn từ câu chuyện sau : Từ rất lâu rồi, ở vùng núi sâu An Khê,Phúc Kiến, có người thợ săn gọi là Hồ Lương, Một ngày trở về nhà sau khi săn thú, mặt trời lên cao, thời tiết nóng lực, Hồ Lương sợ thịt ôi hỏng, bèn tiện tay ngắt vài lá cây ven đường che đậy. Về sau thấy nhà mình có mùi thơm ngát, nên tìm quanh quẩn trong ngoài, mới biết hương thơm tỏa ra từ lá cây đã ngắt. Hồ Lương dùng lá cây ngâm vào nước, uống thấy tinh thân muôn phần sảng khoái. Hồ Lương không quản đường xa, tìm tới nơi, đào cây mang về trồng. Nhưng mùi vị pha không giống như trước. Anh suy nghĩ mông lung, rồi hiểu rằng, lá trà phải phơi nắng, gia công rồi mới có hương thơm. “Hồ Lương” Phát âm ngôn ngữ địa phương gần giống “Oolong”. Người dân trong vùng ghi nhớ công lao của Hồ Lương liền gọi loại trà này là “Oolong trà”

Trà ô longđã đi vào các nghi lễ long trọng và trở thành một thứ cống phẩm cho các vua chúa thời Minh, Trung Quốc. Loại trà này đã được mênh danh là “Vua của các loại trà tren thế giới”, bới hương vị tự nhiên của nó và ngoài ra có còn có công dụng vô cùng quý giá đối với sức khỏe của con người, mà sau này các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu tìm ra được.